Giải đáp: ePass Viettel là gì? So sánh 2 dịch vụ ePass và VETC khác gì nhau?
ePass và VETC là hai hệ thống thu phí tự động đường bộ đang được triển khai tại các trạm thu phí trên khắp Việt Nam. Hiện nay trên toàn quốc đã có 111 trạm thu phí theo hình thức không dừng (ETC) nên thu hút nhiều người tham gia sử dụng dịch vụ này. Vậy cụ thể dịch vụ ePass và VETC là gì? Hãy cùng tìm hiểu và so sánh 2 dịch vụ để biết rõ hơn nhé!
ePass Viettel là gì?
ePass là một dịch vụ thu phí đường bộ không dừng giúp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí tự động mà không phải dừng chờ thanh toán bằng tiền mặt theo cách truyền thống.
Dịch vụ ePass hiện được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam, là thành viên của tập đoàn viễn thông Viettel, đã thực hiện xây dựng hệ thống và triển khai vận hành toàn trình dịch vụ ePass tại Việt Nam. Do vậy, nhiều người thường gọi thẻ ePass là Thẻ thu phí không dừng Viettel để phân biệt với một loại Thẻ thu phí không dừng khác là VETC.
Sau khi đăng ký dịch vụ ePass, khách hàng sẽ được dán thẻ ePass trên xe. Sau đó tài xế có thể sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng ePass tại 100% các trạm thu phí có triển khai dịch vụ trên toàn quốc, bao gồm cả trạm phu phí của VETC. Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện tự động, nhanh chóng và linh hoạt hơn thông qua nhiều hình thức như trả trước, trừ tiền trực tiếp khi qua trạm… Khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán điện tử qua: Viettel Pay, Momo, hơn 40 ngân hàng nội địa có liên kết, thẻ VISA quốc tế.
Tại các trạm thu phí ePass hiện đã được Viettel trang bị công nghệ nhận diện hình ảnh quang học (OCR) hiện đại nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 phút. Ngoài ra, Viettel còn tự nghiên cứu phát triển Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) giúp rút ngắn thời gian lưu thông xe qua trạm giảm tới 60 lần so với phương thức thu phí truyền thống. Đặc biệt, khách hàng khi thanh toán trực tuyến qua Viettel Pay sẽ không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông, đơn giản hóa thủ tục.
Epass khác gì VETC?
Trước khi tiến hành so sánh 2 dịch vụ ePass và VETC, khách hàng cũng cần hiểu hơn đôi chút về dịch vụ VETC. Cụ thể VETC làX dịch vụ được cung cấp bởi Công ty VETC – một đơn vị được thành lập nhằm triển khai và vận hành hệ thống thu phí tự động ETC (Electronic Toll Collection) trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.
Dịch vụ thu phí không dừng VETC áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) sử dụng sóng radio để tự động nhận diện phương tiện xe cơ giới khi đi qua trạm thu phí thông qua thẻ định danh Etag dán trên phương tiện. Dịch vụ thu phí VETC giúp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí không cần dừng xe chờ thanh toán, giúp duy trì tốc độ lưu thông ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Khi so sánh thẻ ePass và VETC nhiều người thường thắc mắc “Phương tiện dán thẻ ePass có qua được trạm của VETC không và ngược lại?”. Với thắc mắc này trả lời là “Có” bởi hiện tại 2 bên cung cấp dịch vụ VETC và ePass của Viettel đã liên thông với nhau. Cho phép phương tiện dán thẻ của bên này có thể đi được trạm thu phí của bên kia và trừ phí bình thường vào tài khoản giao thông như nhau.
Hiện tại, số lượng trạm lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng trên cả nước là 111 trạm (76 VETC và 35 ePass). Tuy nhiên hiện các trạm lắp VETC thì nhân viên tại trạm thu phí vẫn chưa thể xem được thông tin số tiền trong tài khoản của khách hàng ePass và ngược lại nên khách hàng sẽ cần mất thời gian chờ nhân viên lập biên bản xác minh trước khi qua trạm.
So sánh thẻ ePass và VETC có thể thấy thẻ của Viettel có ưu điểm hơn khi có thể liên kết được với các dịch vụ thanh toán điện tử nhanh chóng và thuận lợi hơn như Viettel Pay, ví Momo, thẻ Visa… Cho phép người dùng không cần phải nạp tiền vào ứng dụng ePass và không mất chi phí duy trì tài khoản. Đây là điểm cộng của ePass so với VETC khi dịch vụ này chỉ liên kết với ngân hàng BIDV cố định. Trong khi dịch vụ thanh toán Viettel Pay có nhiều chức năng hơn.
Dịch vụ trả phí đường bộ tự động E-tag của VETC đã được triển khai từ năm 2016. Đến cuối năm 2020, dịch vụ ePass của Vietel mới chính thức được triển khai khiến số lượng xe dán thẻ thu phí tự động tăng rất nhanh, thậm chí số lượng thẻ ePass còn nhiều gấp đôi so với thẻ VETC. Tính đến hết tháng 2/2021 là nhiều gấp khoảng 5 lần.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ thu phí đường bộ tự động không dừng ePass của Viettel. Đồng thời, còn là một số thông tin so sánh giữa hai dịch vụ ePass và VETC giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về 2 loại thẻ này trước khi lựa chọn đăng ký dịch vụ phù hợp nhé!